Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc "ngồi trên lửa"
Kêu gọi Hàn Quốc thành lập liên bang, công du châu Âu, thúc đẩy quan hệ với Nga... những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc thấp thỏm.

 


Thúc đẩy lộ trình thống nhất hai miền

 

Ngày 1/10, Triều Tiên hối thúc Hàn Quốc hồi đáp về đề xuất tái thống nhất hai miền thông qua hình thức liên bang ở mức thấp, trong bối cảnh sắp tới kỷ niệm 34 năm đề xuất trên được đưa ra.

 

Trong một tuyên bố, người phát ngôn của một viện thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng trong bối cảnh hiện nay, "đây là đề xuất thực tế nhất để tái thống nhất đất nước một cách hòa bình và công bằng, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của toàn dân tộc".

 

Rất nhiều lần Triều Tiên đã kêu gọi "tái thống nhất độc lập" dân tộc. Triều Tiên cho rằng miền Bắc và miền Nam nên cùng nhau xác định về việc thống nhất đất nước bắt cách "thành lập liên bang và nỗ lực hiện thực hóa điều này, tích cực thúc đẩy sự tồn tại, thịnh vượng và các lợi ích chung".

 

Ngày 10/10 tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 34 năm cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) đưa ra đề xuất hướng tới thành lập một nhà nước tái thống nhất dân tộc ở cấp độ thấp, cho phép hai bên thực hiện quyền tự trị khu vực và theo các hệ tư tưởng khác nhau. Triều Tiên nhấn mạnh đề xuất này là "định hướng đúng nhất để đạt được tái thống nhất dân tộc".

 


Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, Triều Tiên đang có những bước đi "thoát Trung"

 

Trong một động thái tích cực, ba quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó có ông Hwang Pyong-So mới được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia,  nhân vật số 2 sau nhà lãnh đạo Kim Jong Un, sẽ tham dự lễ bế mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 17 (Asiad 17) tại Hàn Quốc.

 

Dự kiến, ba quan chức trên sẽ gặp Bộ trưởng thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-Jae, đánh dấu cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa hai miền Triều Tiên trong những năm qua.

 

Việc Triều Tiên gần gũi hơn với Hàn Quốc có lẽ sẽ khiến anh bạn lớn Trung Quốc phải lo lắng bởi như thế cũng đồng nghĩa với việc Triều Tiên gần gũi với Mỹ hơn. Hàng chục năm qua Trung Quốc đổ tiền vào Triều Tiên chính là để dựng lên tấm lá chắn bảo vệ Trung Quốc trước các quốc  gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Một khi Triều Tiên đứng về liên minh Mỹ-Nhật-Hàn, lại nắm trong tay con bài hạt nhân thì Trung Quốc cũng chẳng còn an toàn.

 

Phá băng quan hệ với phương Tây, đẩy mạnh quan hệ với Nga

 

Trong khi thúc giục Hàn Quốc về vấn đề tái thống nhất, Triều Tiên cũng thay đổi chính sách đối ngoại nhằm phá băng quan hệ với phương Tây và cải thiện quan hệ với Nga.

 

Từ ngày 6/9, đoàn quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng do Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok-ju dẫn đầu đã bắt đầu chuyến công du châu Au với các chặng dừng chân tại Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Italy.

 

Tiếp đó, từ ngày 30/9,  Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong cũng có chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới nước Nga. Ngoại trưởng Triều Tiên và người đồng cấp Sergei Lavrov đã thảo luận vấn đề hợp tác song phương, trong đó có tăng cường đối thoại chính trị, đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời trao đổi quan điểm về việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á.

 

Hai bên cũng bàn về các điểm nóng quốc tế khác như Ukraine, khu vực Cận Đông, chương trình hạt nhân Iran, những nỗ lực để tạo lập cấu trúc an ninh mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Quan hệ Triều-Nga được cải thiện tích cực trong những năm qua. Trước đó, vào tháng 5/2014, Nga đã mạnh tay xóa tới 90% khoản tiền 10,86 tỷ USD mà Triều Tiên nợ từ thời Liên Xô trước đây.

 

Số nợ còn lại khoảng 1,09 tỷ USD, sẽ được Triều Tiên trả góp 6 tháng/lần trong vòng 20 năm tới. Theo thỏa thuận này, Mátxcơva dự kiến dùng số tiền nợ còn lại mà Bình Nhưỡng phải trả để đầu tư vào các dự án y tế, giáo dục và năng lượng ở Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nga có kế hoạch sử dụng khoản tiền này cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt và hệ thống đường sắt đến Hàn Quốc xuyên qua Triều Tiên. Nhiều ý kiến cho rằng Nga đang dần thay Trung Quốc làm bạn lớn của Triều Tiên.

 

Những động thái trên đang đẩy Triều Tiên ngày càng xa Trung Quốc khi Bình Nhưỡng tìm kiếm những người bảo trợ khác rộng rãi hơn. Đặc biệt, Nga, nước đang cực kỳ gắn bó với Trung Quốc sau loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây do liên quan đến khủng hoảng Ukraine, lại trở thành đối thủ cạnh tranh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bị cấm vận, Nga đẩy mạnh hướng Đông, trong đó Triều Tiên là một mắt xích quan trọng. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn một chút nào.

 

Làm thế nào để giữ được Triều Tiên trong vòng kiểm soát? Đây có lẽ là bài toán khó đối với Trung Quốc trong lúc này, nhất là khi quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã rạn nứt và nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang đẩy nhanh quá trình "thoát Trung".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Cảnh sát, nhóm ủng hộ và phản biểu tình hỗn chiến, náo loạn Hong Kong (03-10-2014)
    Thừa thắng ở Ukraine, Nga đang phản công lại EU? (03-10-2014)
    Tấn công IS, Mỹ dập lửa bằng xăng! (03-10-2014)
    Xong Ukraine, Nga sẽ 'đối đầu' với Trung Quốc ở Trung Á? (02-10-2014)
    Kịch bản Thiên An Môn liệu có lặp lại ở Hong Kong? (02-10-2014)
    Moscow có bằng chứng Kiev diệt chủng người nói tiếng Nga (02-10-2014)
    Quan hệ Mỹ - Ấn Độ: “Hồi sinh” sau sóng gió (01-10-2014)
    Nga, EU “sứt đầu mẻ trán” vì Ukraine (01-10-2014)
    Vì sao Triều Tiên nắm tay Nga? (01-10-2014)
    Philippines “tố” Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc (01-10-2014)
    Giá phải trả của ông Putin khi thay đường đổi lối (30-09-2014)
    Ông Modi thăm Mỹ: Cơ hội 'vàng' cho cả hai bên (30-09-2014)
    Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cảnh báo Obama (30-09-2014)
    Vì sao Hongkong "nổi loạn"? (30-09-2014)
    Hillary Clinton: Kể cả thua vẫn "thắng" (29-09-2014)
    Thế cờ Nam Á (K2): Xe - Pháo - Mã (29-09-2014)
    Tổng thống Ukraine “thảm bại” toàn phần? (29-09-2014)
    Ảnh: Cảnh sát, người biểu bình Hong Kong hỗn chiến (29-09-2014)
    Bị Kiev tạt gáo nước lạnh, EU sững sờ (28-09-2014)
    Sau Scotland, đến lượt Catalonia trưng cầu dân ý (28-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153126025.